Mang kính áp tròng đã trở nên phổ biến đối với những bạn có tật khúc xạ. Vì chúng giúp cho việc vận động trở nên thoải mái mà không lo sợ nỗi lo rơi kính hay kính bị xô lệch. Tuy vậy, cách đeo lens và tháo lens đối với người mới bắt đầu luôn là một vấn đề khó khăn. Trong bài viết này, hãy cùng Hikari tìm hiểu về cách đeo và tháo kính áp tròng một cách dễ nhất để giúp bạn tự tin và thoải mái hơn với việc sử dụng lens. Bắt đầu thôi!
Nội Dung Chính
Các loại kính áp tròng
Trước khi bắt đầu hướng dẫn cách đeo lens và tháo lens, bạn cần tìm hiểu rõ về 3 loại kính áp tròng phổ biến hiện nay.
Bao gồm có 3 loại:
Kính áp tròng cứng (Kính Ortho – K)
Kính áp tròng cứng (Kính Ortho – K) được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề liên quan tới tật khúc xạ gồm:
- Cận thị
- Viễn thị
- Loạn thị
Loại kính này được sử dụng vào ban đêm, có tác dụng làm thay đổi độ cong của giác mạc.
Chúng giúp định hình giác mạc trở về hình dạng tự nhiên trong khi ngủ.
Bạn có thể nhìn thấy rõ ràng hơn trong vòng 14 tiếng sau khi thức dậy, mà không cần mang kính có gọng.
Kính áp tròng mềm
Đây là loại kính áp tròng phổ biến nhất hiện nay.
Kính áp tròng mềm có thiết kế mềm mại, ôm sát và di chuyển linh hoạt với đồng tử, giúp người mang kính cảm thấy thoải mái nhất.
Loại kính này chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn và được chia theo nhóm như
- Kính áp tròng ngày
- Kính áp tròng tuần.
Kính áp tròng mềm thường không có độ hoặc nếu có thì chỉ giúp mắt nhìn tốt hơn khi đeo chứ không có tác dụng chữa tật cận thị cho mắt.
Kính giãn tròng
Kính giãn tròng có thể có độ cận hoặc không.
Chúng có tác dụng mở to lòng đen của mắt, khiên đôi mắt trông to tròn hơn.
Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn kích thước phù hợp, nếu không sẽ xảy ra trường hợp đôi mắt trở nên vô hồn và mắt tự nhiên.
Những phụ kiện cần thiết khi đeo lens và tháo lens
Bạn cần phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết để hỗ trợ cách đeo lens và tháo lens. Sẽ có 4 phụ kiện lens mà bạn nhất định phải có, bao gồm:
Khay đựng lens
Khay đựng lens là sản phẩm không thể thiếu đối với người hay đeo lens.
Chúng có tác dụng bảo quản lens, giữ cho lens luôn được vệ sinh an toàn.
Đối với những bạn cận thị không cùng độ cận giữa 2 mắt, khay đựng lens có đánh dấu trái phải sẽ bạn đeo đúng lens cho từng mắt.
Khay đựng lens càng sử dụng lâu sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, nên bạn cần phải làm sạch thường xuyên.
Thông thường, bạn sẽ thay khay đựng 3 tháng/lần.
Tuy nhiên, nếu tuần suất dùng lens nhiều, bạn nên thay khay đựng lens 1-2 tháng/lần.
Nước ngâm lens chuyên dụng
Nước ngâm lens có công dụng vệ sinh và bảo quản kính áp tròng.
Giúp làm sạch protein và các mảng bám lens, khử trùng và bảo vệ kính khỏi vi khuẩn.
Nước ngâm lens còn giúp bơi trơn, giữ kính luôn ẩm, mềm đảm bảo tuổi thọ của lens
Bạn cần vệ sinh kính áp tròng với nước ngâm lens và bảo quản trong khay đựng sau mỗi lần sử dụng.
Đối với trường hợp không sử dụng lens mỗi ngày, bạn cần thay nước ngâm lens 2 ngày/lần để đảm bảo vệ sinh.
Dụng cụ rửa lens
Dụng cụ vệ sinh lens sẽ giúp len không bị hỏng và trầy xước so với khi dùng tay không.
Có rất nhiều loại dụng cụ rửa lens như cốc rửa lens, máy rửa lens tự đông,…
Tùy theo nhu cầu và ngân sạch của bạn để có thể lựa chọn loại dụng cụ phù hợp.
Nước nhỏ mắt chuyên dụng
Chúng có vai trò cung cấp độ ẩm cho mắt, giúp mắt không bị khô và mỏi mắt khi đeo lens.
Theo khuyến cáo, trung bình bạn nên nhỏ 2 tiếng/lần.
Nhỏ nước trước khi đeo lens để làm sạch bề mặt giác mạc và trước khi tháo lens, để phòng trường hợp mắt bị khô, khiến lens bám vào giác mạc và gây khó khắn trong việc tháo kính.
Cách đeo lens và tháo lens
Trước khi đeo lens và tháo lens
Nếu là lần đầu sử dụng lens, bạn hãy ngâm lens trong nước ngâm lens 4 – 6 tiếng trước khi đeo.
Sau đó, trước khi bắt đầu đeo lens và tháo lens, bạn cần rửa tay thật sạch với xà phòng.
Vì việc này sẽ làm giảm nguy cơ mắt bị nhiễm trùng.
Sau đó lau khô tay bằng khăn giấy hoặc khăn mềm, đảm bảo không có xơ vải dính vào tay bạn.
Cách đeo lens
Bước 1: Nhỏ mắt với nước nhỏ mắt chuyên dụng để sát khuẩn và rửa trôi bụi bẩn trong mắt.
Bước 2: Mở khay đựng và đặt lens trên đầu ngón trỏ, vẩy nhẹ để lens không đọng nước.
Chú ý: Khi đặt kính trên đầu ngón trỏ, bạn cần đảm bảo vành kính không chạm vào tay.
Bước 3: Nhìn thẳng vào gương, mở to hai mắt và ngước mắt lên trên.
Bước 4: Kéo mi mắt trên và mi dưới bằng 2 ngòn tay giữa, sau đó áp lens vào mắt, lens sẽ tự hút vào mắt.
Chú ý: Khi đeo không nên chớp mát, tập trung nhìn vào một điểm sẽ hạn chế việc chớp mắt.
Bước 5: Nhắm mắt lại hoặc chớp nhẹ mắt vài lần.
Sau đó, nhìn vào gương để xem kính đã vào tâm của mắt chưa.
Bước 6: Nếu có thì mắt bạn sẽ cảm thấy thoải mái và nhìn mọi thứ sẽ rõ ràng.
Nếu cảm thấy cộm, bạn có thể dùng ngón trỏ đẩy lens vào đúng vị trí.
Nếu còn cộm thì bạn cần phải tháo lens, rửa lens và đeo lại.
Bước 7: Áp dụng các bước trên với mặt còn lại và bạn đã hoàn thành rồi.
Mẹo nhỏ giúp bạn đeo lens dễ hơn
Nên đeo lens trước khi makeup, để tránh đồ trang điểm rơi vào mắt.
Nếu bột phấn lỡ rơi vào mắt, bạn chỉ cần lấy tăm bông và nhẹ nhàng chặm và lấy bụi ta.
Đồng thời, dùng nước nhỏ mắt cho lens, tránh làm nước nhỏ ra ngoài sẽ trôi lớp makeup.
Cách tháo kính áp tròng
Bước 1: Làm sạch khay đựng len, phơi khô hoặc lau khô bằng khăn giấy hoặc vải sạch
Bước 2: Đứng trước gương và ngước mắt nhìn lên.
Bước 3: Kéo mí mắt dưới xuống bằng ngón giữa của bàn tay thuận.
Bước 4: Cẩn thận đẩy kính áp tròng xuống lòng trắng của mắt bằng ngón trỏ tay thuận.
Bước 5: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ và gắp len ra ngoài.
Bước 6: Ngâm lens trong khay đựng với nước ngâm mới.
Bước 7: Lặp lại quá trình này để tháo lens ra khỏi mắt còn lại.
Cách nhận biết khi đeo lens ngược
Hai mặt của lens rất giống nhau nên sẽ gây khó khăn cho việc phân biệt mặt trong và mặt ngoài của lens.
Có 2 cách để bạn có thể phân biệt được chúng
Bằng mắt thường
Bí quyết là bạn chỉ cần đặt lens lên đầu ngón tay và quan sát ngang tầm mắt.
Nếu lens có hình dáng như nửa quả bóng, thì nó đã ở đúng vị trí.
Nếu đường viên của lens vểnh ra ngoài và có hình dáng như một cái phễu, thì lens đang ở mặt trái, bạn cần lộn ngược lens lại trước khi đeo.
Bằng dấu laser trên kính áp tròng
Môt số loại kính áp tròng sẽ có laser như tên thương hiệu hoặc mã số sản phẩm ở viền.
Nếu bạn có thể đọc chính xác những thông tin đó thì lens đã ở đúng mặt.
Thời gian đeo kính áp tròng và hạn sử dụng
Đối với những người mới đeo lens lần đầu, thời gian đeo lens chỉ nên tầm 2 tiếng/ngày.
Sau đó tăng dần lên để mắt có thể làm quen và thích nghi với kính áp tròng.
Đối với lens đeo 1 ngày (lens dùng 1 lần), số giờ đeo lens có thể từ 6 – 12 tiếng liên tiếp.
Đối với các loại lens có thời hạn sử dụng cao từ 3 – 12 tháng, bạn chỉ nên đeo không quá 8 tiếng/ngày.
Thời gian chính xác khi đeo kính áp tròng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Thương hiệu
- Chất liệu lens
Lưu ý khi sử dụng kính áp tròng
- Giữ vệ sinh ngón tay sạch sẽ, cắt ngắn móng tay sẽ hạn chế tình trạng chọc tay vào mắt.
- Không đeo kính áp trong quá thời gian khuyến cáo và qua đêm, trừ trường hợp đó là là lens chỉ được dùng cho ban đêm.
- Luôn nhỏ mắt bằng nước nhỏ mắt chuyên dụng trước khi đeo lens và tháo lens.
- Trong quá trình đeo lens, nhỏ nước nhỏ mắt 2 tiếng/lần, để đảm bảo mắt đủ độ ẩm.
- Luôn rửa kính áp tròng sau khi đeo để hạn chế tình trạng lens bị nhiễm khuẩn.
- Không thay thế nước ngâm lens chuyên dụng bằng các dung dịch khác như nước muối hay nước lọc, vì chúng không giúp làm sạch lens mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới lens, giảm tuổi thọ của lens.
- Mang thêm kính gọng khi đi ngoài đường, việc này sẽ giúp ngăn cản bụi bẩn rơi vào mắt, làm xước lens.
- Khám mắt định kỳ theo lịch của bác sĩ để theo dõi được tình trạng mắt của mình.
Qua bài viết trên, Hikari đã hướng dẫn bạn cách đeo lens và tháo lens nhanh nhất và hiệu quả nhất, những lưu ý về thời gian sử dụng kính áp tròng và các dụng cụ cần thiết khi đeo lens. Nếu có thắc mắc, đừng ngần ngại và hãy liên hệ với Hikari Eye Care để được tư vấn.
Source:
https://www.allaboutvision.com/contact-lenses/beginners-guide/
https://www.webmd.com/eye-health/contact-lens-beginners
https://www.wikihow.com/Wear-Contact-Lenses